Di sản văn hóa phi vật thể là những hoạt động truyền thống có giá trị. Đây được xem là món ăn tinh thần của một cộng đồng hoặc dân tộc lưu giữ lâu đời. Cùng AnGiangtoplist liệt kê 5 Di sản văn hóa phi vật thể An Giang đã được công nhận.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mệnh danh là một trong 5 di sản văn hóa vi vật thể tồn tại lâu đời nhất. Thời gian diễn ra lễ từ 22 – 27/4 âm lịch hàng năm tại vùng núi Sam, thuộc TP. Châu Đốc. Trong suốt thời gian này sẽ có các lễ nhỏ và nghi thức riêng như:
- Lễ phục hiện rước tượng bà tượng bà từ đỉnh núi Sam xuống miếu thờ
- Lễ tắm bà
- Lễ thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hoài và 2 vị phu nhân
- Lễ Túc Yết
- Lễ xây Chầu
- Lễ Chánh tế
- Lễ Hồi sắc
Đêm 25 rạng sáng 26 trọng điểm diễn ra lễ chính được dân bản địa và du khách đổ về chiêm ngưỡng. Lễ hội vía bà có từ thời xưa, mãi đến ngày 19/12/2014 mới được bộ văn hóa công nhân là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ nổi tiếng ở An Giang mà cả mọi miền đất nước. Tôi đã có dịp ghé An Giang đúng dịp lễ và khá bất ngờ với quy mô tổ chức. Từ trang phục đến cách họ làm lễ thể hiện được nét đẹp văn hóa. Có dịp trong tương lai tôi sẽ ghé lại để tìm hiểu sâu hơn về di sản văn hóa này.
Lễ hội đua bò Bảy Núi
Lễ hội đua bò Bảy Núi là hoạt động truyền thống của dân tộc Khmer diễn ra vào cuối tháng 8 âm lịch hàng năm. Trong ngày lễ, các thanh niên từ phum, sóc sẽ mang cặp bò mạnh của gia đình đến tham gia thi đấu. Hoạt động mang giá trị tinh thần và có ý nghĩa là buổi cầu phước cho mùa màng bội thu.
Lễ hội chính thức được Bộ Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể An Giang. Mỗi năm lễ hội tổ chức đều hút khách, người dân đổ về huyện Tri Tôn để đón xem đua bò. Con bò nào dành giải nhất, chủ nhân sẽ được vinh danh là người góp phần giúp mùa màng bội thu.
Để đảm bảo công bằng cho trận đấu, Bộ Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch cử ban giám khảo chấm và đưa ra kết luận. Ngày xưa còn có thêm cá cược bò nào sẽ về nhất nhưng nay đã bị cấm. Lễ hội nhằm một đích duy nhất là tặng người dân Khmer món quà tinh thần sau những ngày lao động vất vả.
Địa điểm: Tri Tôn, Tịnh Biên, An Giang
Kinh lá buông
Kinh lá buông có tên gọi khác là Stra, một loạt thư tịch cổ được viết bằng tiếng Khmer. Theo tài liệu thì loại kinh cổ này xuất hiện từ khoảng thế kỷ XIX và lưu truyền đến hiện tại. Kinh chứa đựng triết lý về cuộc sống và nhân sinh theo quan niệm của Phật Giáo.
Người Khmer chỉ mở kinh ra để thuyết pháp cho dịp quan trọng như:
- Lễ Phật Đản
- Lễ dâng bông
- Lễ dâng y cà sa
- Lễ cúng trăng
Là người con của Phật chắc chắn bạn đã nghe qua loại kinh lá buông cổ này. Bộ kinh là công sức và kiến thức của các nhà tăng người Khmer xưa để lại. Mãi đến 23/01/2017, kinh Lá Buông mới được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Hiện kinh gốc đang được trưng bày, bảo quản tại chùa Sà Lôn.
Địa điểm: Chùa Sà Lôn, Lương Phi, Tri Tôn, An Giang
Lễ hội Kỳ Yên
Lễ hội Kỳ Yên ở đình thần Thoại Ngọc Hầu thuộc huyện Ngọc Sơn mang dấu ấn truyền thống của lễ hội đình làng Nam Bộ. Tương truyền ngôi đền xây dựng để thờ phụng danh thần Thoại Ngọc Hòa – Người có công khai mở và giữ gìn bờ cõi Tây Nam. Lễ hội tổ chức từ giữa tháng giêng đến hết tháng 3 hàng năm.
Lễ hội đã có từ bao đời với mục đích tưởng nhớ vị danh thần và cầu mùa màng bội thu. Người dân đến lễ hội phải mặc trang phục trang nghiêm, thắp hương thành kính cầu cho công việc và cuộc sống. Đền thờ Thoại Ngọc Hầu rất linh, thông qua dịp lễ hội số lượng người đổ về càng đông đúc. Không chỉ tri ân công thần mà lễ hội còn là dịp để khách đến thăm quan và tham gia dâng hương.
Địa điểm: Đình thần Thoại Ngọc Hoài, Ngọc Sơn, An Giang
Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam
Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam là giá trị văn hóa tiêu biểu tạo nên nét độc đáo riêng. Bên cạnh người Khmer, vùng đất còn có một bộ phận lớn người Chăm sinh sống. Đa số người Chăm đều theo đạo Islam nên nét sinh hoạt cũ cũng đậm chất giáo luật.
Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn sinh
- Giai đoạn trưởng thành
- Giao đọa tử
Mỗi giai đoạn đều có nghi lễ khác nhau, đánh dấu cột mốc cuộc đời. Đến nay phong tục văn hóa vẫn được duy trì ai ai cung biết. Đến năm 02/02/2023, nghi lễ chính thức được công nhận di sản phi vật thể An Giang.
Địa điểm: An Giang
Bài viết của AnGiangtoplist liệt kê 5 Di sản văn hóa phi vật thể An Giang đã được công nhận. Đây là di sản văn hóa lâu đời có giá trị tinh thần duy trì đến nay. Qua hoạt động lễ hội, An Giang càng thu hút thêm khách du lịch ghé đến.
Xem thêm:
Cách di chuyển đi Campuchia từ An Giang
Top 9 địa chỉ bán đường thốt nốt An Giang
Top 10 khách sạn 3 sao tại An Giang