Trong danh sách những ngôi chùa đẹp nhất hiện nay ở An Giang không thể thiếu cái tên Tây An Cổ Tự. Hằng năm điểm đến này chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Lượng khách ghé qua đây ngày một đông, một phần để chiêm bái, một phần để thăm thú, vãng cảnh. Cùng AnGiangtoplist vén màn những điều thú vị mà bạn chưa biết về nơi này qua bài viết sau.
Khái quát đôi chút thông tin về Tây An Cổ Tự An Giang
Vị trí của Tây An Cổ Tự
Khi đặt chân đến Khu vực Núi Sam An Giang, chắc hẳn bạn sẽ không thể nào bỏ lỡ điểm đến này. Tây An Cổ Tự hay còn được gọi là chùa Tây An Núi Sam. Vị trí của ngôi chùa này tọa lạc ở ngã ba, dưới chân Núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Từ đây cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 5km.
Ý nghĩa tên gọi chùa
Sở dĩ tên gọi chùa Tây An cũng bắt nguồn từ nhiều ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng ngôi chùa này nằm ở phía tây của An Giang. Ngoài ra, tên gọi này còn mang nhiều ý nghĩa như cầu mong điều bình an, an cư lập nghiệp đến vùng đất này. Ngoài ra, một số người cũng cho rằng ngôi chùa này do một vị quan có tên là Nguyễn Nhật An xây dựng nên.
Chùa Tây An Núi Sam được xây dựng và phát triển ra sao?
Ngôi chùa Tây An Cổ Tự này được xây dựng dưới thời Vua Thiệu Trị từ năm 1847 bởi một vị Tổng đốc mang tên Doãn Uẩn. Đến năm 1861, Hoà thượng Hoàng Ân cho trùng tu lại chính điện và phần hậu tổ. Đến năm 1958, Hoà thượng Thích Bửu Thọ cho xây dựng ba ngôi cổ lầu, chính điện và mặt chính.
Đặc biệt ngôi chùa này cũng tự hào được xếp hạng là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào ngày 10/07/1980. Hằng năm, cứ vào độ 12/8 âm lịch, các Phật tử cùng du khách thập phương sẽ tụ họp về đây để dâng lễ và bái Phật.
Khám phá kiến trúc độc đáo của Tây An Cổ Tự
Kiến trúc tổng quan
Là một ngôi chùa Phật giáo đẹp và linh thiêng thuộc phái Bắc Tông, chùa Tây An mang trong mình những nét kiến trúc độc đáo. Diện tích chùa cực kỳ rộng lên đến 15 nghìn m2. Đặc trưng của kiến trúc chùa theo lối chữ “tam”. Có sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống của Việt Nam và nghệ thuật Ấn Độ.
Vật liệu đặc trưng để xây dựng chùa chủ yếu từ xi măng và gạch ngói. Một điểm nhấn nổi bật của ngôi chùa này nằm ở ba ngôi cổ lầu với phần nóc tròn trịa như củ hành, lấy tông vàng rực rỡ làm chủ đạo.
Cổng Tam Quan
Cũng như kiến trúc của nhiều ngôi chùa khác, hạng mục nổi bật đầu tiên ở chùa là cổng Tam Quan. Cổng ở giữa được coi là nơi thờ tượng Phật Quan Âm Thị Kính bồng con của Thị Mầu. Phía 2 bên là 2 biển ghi tên của chùa là “Tây An cổ tự”.
Khuôn viên chùa
Tiến sâu vào trong, du khách cũng bắt gặp một khuôn viên hết sức rộng và thoáng. Ở chùa được trồng rất nhiều cây xanh tạo không khí mát mẻ. Tại đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng công trình cột cờ rất cao khoảng 16m. Cùng với đó là 2 pho tượng chú voi. Bao gồm 1 chú voi trắng 6 ngà và một chú voi đen 2 ngà.
Ở bậc thang bước lên chùa là hình ảnh của bạch tượng và hắc tượng được đắp nổi, ngồi trên mặt trăng lưỡi liềm. Hai bên là hành lang dành cho tín đồ nam và nữ. Khu vực phía sau Tây An Cổ Tự xây dựng rất nhiều mộ tháp. Đáng chú ý nhất đó là mộ Phật Thầy Tây An.
Khu vực chánh điện chùa Tây An
Một hạng mục công trình nổi bật tại chùa đó là khu vực chính điện. Khu nhà này có không gian cực kỳ rộng, được xây dựng chính giữa khuôn viên chùa. Công trình này gây ấn tượng với quy mô 2 tầng mái cong vút. Đặc biệt, phần mái ngói sử dụng loại ngói đại ống chứ không phải ngói vảy cá. Các cột chống cũng được tạo nên từ những cột gỗ lớn. Sàn được lát bằng gạch đá hoa.
Hai bên chánh điện là khu lầu chiêng và khu lầu trống được thiết kế theo dạng hình tứ giác. Trên đỉnh chánh điện có chạm khắc một cách tinh xảo các hình ảnh tứ linh: long, lân, quy, phụng.
Bên trong chùa có chứa hàng chục nghìn bức tượng lớn nhỏ. Hầu hết các bức tượng được làm bằng gỗ và có sự chạm trổ tỉ mỉ, công phu. Nổi bật nhất là bộ tượng Tứ Thiên Vương và bộ tượng Bát bộ Kim Cương. Thêm vào đó là những tấm hoành phi có đường nét thiết kế tinh xảo.
Bài viết trên của AnGiangtoplist vừa giới thiệu đến bạn một số thông tin lý thú về điểm đến Tây An Cổ Tự. Trải qua những thăng trầm lịch sử, dẫu biết vạn vật không thắng nổi thời gian. Cái gì cũng có thể lão hóa và phai mờ đi theo năm tháng nhưng vẻ đẹp của ngôi chùa này vẫn sừng sững, vẫn tỏa ánh hào quang rực rỡ. Có dịp ghé qua An Giang, đừng quên check in nơi này nhé.
Xem thêm:
Rừng tràm Trà Sư An Giang
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam An Giang
Top 15 ngôi chùa An Giang